Giải đáp thắc mắc khi vợ chồng ly dị ai được quyền nuôi con

Vợ chông ly hôn giành quyền nuôi con

Một trong những chướng mắc lớn nhất khi ly hôn chính là con cái. Câu hỏi được đặt ra là vợ chồng ly dị ai được quyền nuôi con. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngay bên dưới đây nhé.

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình, việc giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn được quy định như sau:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Vợ chồng ly dị ai được quyền nuôi con
Vợ chồng ly dị ai được quyền nuôi con

Vậy, việc vợ chồng ly dị ai được quyền nuôi con sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp.

  • Trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự; con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Trường hợp con đã thành niên (tức trên 18 tuổi) và có đủ năng lực hành vi, đủ khả năng lao động hoặc không có khả năng lao động nhưng có tài sản để tự nuôi mình thì không giải quyết về quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Các điều kiện để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Việc ly hôn không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, khi có tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, Tòa án giao con cho người có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con được trực tiếp nuôi con. Các điều kiện đảm bảo cho quyền lợi của con gồm:

Thứ nhất, các điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con khi ly hôn:

  • Điều kiện về chỗ ở ổn định: cha mẹ cần có chỗ ở ổn định cho con có thể sống, sinh hoạt bình thường. Chỗ ở có thể là nhà riêng; nhà của bố mẹ; hoặc nhà thuê lâu dài.
  • Điều kiện về kinh tế, thu nhập. Để giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha mẹ cần đảm bảo điều kiện về kinh tế đủ để lo cho bản thân và cho con.
Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn
Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn

Thứ hai, các điều kiện về tinh thần cần chứng minh khi giành quyền nuôi con:

  • Điều kiện về thời gian chăm sóc, nuôi dạy con. Vợ hoặc chồng khi giành quyền nuôi con cần đảm bảo đủ thời gian để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trường hợp một bên vì lý do công việc hoặc lý do khác mà không có thời gian trông nom, chăm sóc con so với bên còn lại thì có thể bất lợi khi ly hôn giành quyền nuôi con.
  • Điều kiện về sức khỏe.
  • Việc một bên vợ, chồng vi phạm đạo đức; vi phạm nghĩa vụ vợ chồng dẫn đến ly hôn; hoặc có hành vi phạm pháp, có tiền án, tiền sự thì tòa sẽ ưu tiên giành quyền nuôi con cho bên còn lại hơn.
Vợ chông ly hôn giành quyền nuôi con
Vợ chông ly hôn giành quyền nuôi con

Vì vậy, để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được mình có đủ vật chất và tinh thần để nuôi dưỡng chúng. Đồng thời, sự không chung thủy của chồng bạn đã phá vỡ trách nhiệm trong hôn nhân. Bạn phải xuất trình tài liệu, chứng cứ chứng minh bạn đủ điều kiện nuôi con cũng như chứng minh chồng bạn không chung thủy để Tòa án đánh giá và giải quyết vấn đề nuôi con khi ly hôn cho bạn.

Trong trường hợp chưa ly hôn, ai được quyền nuôi con?

Hai vợ chồng chưa quyết định ở đâu; hoặc trường hợp phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì tình cảm vợ chồng vẫn tiếp tục tồn tại hợp pháp. Do đó, vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau và phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con chưa thành niên; đứa trẻ là người lớn nhưng không có khả năng kiếm tiền; thiếu tài sản để tự nuôi mình; và mất năng lực hành vi dân sự. So với quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì quyền và bổn phận của cha mẹ đối với con như sau:

Quyền nuôi con sau ly dị
Quyền nuôi con sau ly dị
  • Yêu con, tôn trọng quan điểm của con; quan tâm đến việc học tập và giáo dục của con cái để phát triển thể chất lành mạnh; hiểu biết; luân lý; trở thành một người con ngoan của gia đình, một thành viên hữu ích của xã hội
  • Tìm kiếm, nuôi dạy, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc trẻ em không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Người giám hộ; hoặc biện hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với trẻ em chưa thành niên; con đã thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Trẻ em không được phân biệt đối xử vì giới tính hoặc tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của trẻ em chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động; và họ không được xúi giục hoặc ép buộc con cái của họ tham gia vào các hành vi bất hợp pháp hoặc trái đạo đức.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc biết được vợ chồng ly dị ai được quyền nuôi con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *